Giai đoạn
5/1961~12/1964 |
19/05/1961 | Công trường xây dựng điện Uông bí (tiền thân của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18) được thành lập tại Uông Bí – Quảng ninh | Công trình dấu ấn giai đoạn này: Nhà máy nhiệt điện Uông bí với 39 hạng mục công trình cùng triển khai và hầu như thực hiện bằng thủ công là chính.
Và nhiều công trình khác đã được công ty thi công: – Khu cơ quan Tỉnh ủy Quảng ninh. – Trụ sở UBND tỉnh Quảng ninh – Bệnh viên đa khoa Uông Bí – Nhà máy cơ khí trung tâm Cẩm phả – Nhà máy sàng than Cửa Ông. Đặc biệt Công ty xây dựng Uông Bí được Nhà nước phong danh hiệu cao quý: “ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN” |
6/03/1964 | Bộ Kiến trúc ban hành Quyết số 242/BKT đổi tên Công trường Xây dựng điện Uông Bí thành Công ty Kiến trúc Uông Bí. | ||
Giai đoạn 1/1965~12/1975 | 9/03/1972 | Bộ Kiến trúc ban hành quyết định số 22 đổi tên Công ty kiến trúc Uông Bí thành Công ty xây dựng Uông Bí, trụ sở tại Uông Bí – Quảng Ninh |
|
Giai đoạn 1/1976~12/1986
|
1/4/1978
14/1/1980 |
Chuyển trụ sở Công ty về thị trấn Phả Lại – huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương
Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 22 |
Công trình dấu ấn giai đoạn này: Thi công Nhà máy nhiệt điện Phả lại I với tư cách là “Tổng B”
Và nhiều công trình khác đã được công ty thi công: – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển. – Nhà máy tuyển than Uông bí, nhà máy sàng than Cửa Ông, Đường hầm quốc phòng tuyến Quảng Ninh. Thành tựu của đơn vị giai đoạn này được Nhà nước và Chính phủ công nhận bằng việc tặng thưởng: “HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG BA” |
Giai đoạn
1/1987 ~ 11/1995 |
T6/1994
|
Công ty thành lập: Chi nhánh Công ty Xây dựng số 18 tại Hà Nội đặt tại quận Thanh Xuân, Hà nội và Chi nhánh Công ty Xây dựng số 18 đặt tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. | Công trình dấu ấn giai đoạn này: Xây dựng Khu công nghiệp ETZ Nội Bài, Hà Nội; Khách sạn HORIZON Cát Linh, Hà Nội.
Và nhiều công trình khác đã được công ty thi công: – Hoàn thành Tổ máy số 4 (Tổ máy cuối cùng) Nhà máy nhiệt điện Phả Lại. – Nhà máy kính Đáp Cầu, Bắc Ninh. – Trụ sở UBND thành phố Hà Nội, chợ Đồng xuân, Khu nhà ở của Liên Hiệp quốc (UNDP), Hà Nội – Nhà máy và đường ống dẫn nước Diễn Vọng, Nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai, Quảng Ninh. – Nhà luyện tập và thi đấu thể thao Hải Dương. – Khu công nghiệp NOMORA Hải Phòng. |
20/11/1995 | Sáp nhập Công ty Xây dựng số 18 với Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới thành Tổng Công ty xây dựng nền móng và kỹ thuật hạ tầng (tên giao dịch viết tắt là LICOGI). | ||
Giai đoạn
12/1995 ~ 1/2006 |
1/12/1998 | Chuyển trụ sở Công ty từ Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương về số 245 đường Nguyễn Lương Bằng, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. | Công trình dấu ấn giai đoạn này: Khách sạn ASEAN Hạ Long, Nhà máy thủy điện Sơn La.
Rất nhiều công trình khác đã được công ty thi công: – Trung tâm Hội nghị quốc tế 35 Hùng Vương, Trung tâm hội nghị Quốc gia. Nhà ga T.1 Nội Bài. – Cảng Cái Lân, Quảng Ninh, Khách sạn Bưu điện Bãi Cháy, Nhà máy dầu thực vật Cái Lân, Nhà máy mì Cái Lân Quảng Ninh. – Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội – Bệnh viện Đa khoa Hải Dương – Nhà máy ô-tô FORD Hải Dương – Cầu Trà Khúc, cầu Cây Bứa, cầu Sông Vệ tại Quảng Ngãi, cầu Phả lại tại Hải dương, Cầu Thủ Thiêm – Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên. – Nhà máy nhiệt điện Uông Bí (mở rộng) – Nhà máy CANON.04 Đông Anh, CANON.05 Quế Võ – Nhà máy thép VINAKANSAI Hải Phòng. – Nhà máy thủy điện A Vương. Năm 2000, Công ty xây dựng số 18 được Nhà nước phong danh hiệu cao quý: “ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI” |
1997, 2005 | Thành lập thêm Chi nhánh Hưng Yên (1997), Công ty cổ phần du lịch ASEAN Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (2005) | ||
10/1/2006 | Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 48 – QĐ/BXD cho phép chuyển Công ty Xây dựng số 18 thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Tổng Công ty LICOGI) thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ VND | ||
Giai đoạn
2/2006 ~ 5/2021 |
2007
|
Chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con thông qua quyết định chuyển đổi 3 Chi nhánh thành 3 Công ty cổ phần thành viên, đồng thời thành lập Công ty TNHH một thành viên xây dựng cầu đường số 18.6 với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng do Công ty sở hữu 100% và Công ty CP đầu tư và xây dựng số 18.7 | Nhiều công trình đã được công ty thi công giai đoạn này:
– Nhà phục vụ chung Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. – Công trình thủy điện Hương Điền (Thừa Thiên – Huế), thủy điện Bắc Hà, – Công trình Cáp Treo, Yên Tử (Giai đoạn II). – Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Quảng Ninh. – Nhà máy CANON.06, Bắc Ninh. – Cầu Tế Lễ, cầu Sông Vàng tỉnh Phú Thọ, cầu Hợp Thanh, cầu Hàn, Cầu Chanh, cầu Ràm, cầu Cửu An tại Hải Dương, cầu Tà Bán Thanh Hóa, – Nhà máy SUMITOMO NACCO, nhà máy FUJIMOLD Việt Nam. – Nhà máy V.3 của Công ty TNHH Hoya Glass. – Bãi đỗ xe ngầm trung tâm thành phố Đà Nẵng. – Trụ sở UBDT Quốc Hội, Hà Nội – Đường BT Cầu Hàn nối quốc lộ 37. – Khu đô thị Bắc Cầu Hàn, KĐT Cầu Sến, KĐT Quang Minh Năm 2006 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 vinh dự được Nhà nước tặng thưởng “HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG NHẤT” lần thứ nhất. Năm 2011, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 vinh dự được Nhà nước tặng thưởng “HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG NHẤT” lần thứ hai. |
7/2008 | Công ty chuyển trụ sở chính từ số 245, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương về địa chỉ: số 471, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. | ||
23/ 4/2008 | Cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội với mã chứng khoán là L18. | ||
8/2019 | Thực hiện sáp nhập Công ty CP đầu tư và xây dựng cầu đường số 18.6 (có vốn điều lệ là 115 tỷ đồng) vào Công ty bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu. |
Ngày đăng: 21/06/2021 15:06